Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

14 triệu đô la có thể trở thành đống phế liệu

Quảng Bình đang mắc nhiều vấn đề khi vi phạm quyết định 2081 của thủ tướng chính phủ khi cố tình để dự án điện lưới chồng lên dự án điện pin mặt trời.



Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã ký quyêt định 2908, phê duyệt xây dựng công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia với số vốn lên tới 368 tỉ đồng vào ngày 14/11/2014 .

Điều bất thường, một dự án lớn, thuộc nhóm B, trải rộng trên nhiều địa hình phức tạp, nhưng Quyết định phê duyệt đã không căn cứ vào một báo cáo tác động môi trường nào của cơ quan chức năng. Đặc biệt, dự án kéo điện lưới này có hơn 50km đi qua vùng lõi của rừng đặc dụng Phong Nha - Kẻ Bàng và Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

Việc “quên” báo cáo tác động đtm ở một vùng nhạy cảm như Phong Nha - Kẻ Bàng trước khi ký phê duyệt dự án của ông Nguyễn Hữu Hoài đã vi phạm nghiêm trọng Nghị định 29, quy định về đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo tác động đtm, cam kết bảo vệ môi trường.

Theo đó, trong bản Danh mục các dự án phải lập báo cáo tác động đtm thì “Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên; vườn quốc gia; khu di tích lịch sử - văn hóa; khu di sản thế giới; khu dự trữ sinh quyển; khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng” chỉ đứng thứ 2, sau “Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ”. Và Quyết định phê duyệt báo cáo tác động đtm là căn cứ để quyết định đầu tư dự án.

Ngoài ra, kéo điện lưới đi qua Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ vi phạm Hiệp ước 1972 về bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO mà Việt Nam là một trong các thành viên tham gia. Quảng Bình đã ra một quyết định xâm hại đến di sản nhưng không tham khảo ý kiến của đại diện UNESCO tại Việt Nam.

Phải chăng việc bỏ qua báo cáo tác động đtm là nhằm tránh né vấn đề nhạy cảm khi xâm hại gần 90 ha rừng đặc dụng và di sản Phong Nha - Kẻ Bàng? Trả lời vấn đề này, ông Phan Văn Thường, Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, Dự án kéo điện lưới trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh, lại triển khai từ đây đến năm 2020, nên chỉ cần cam kết bảo vệ môi trường với các địa phương khi triển khai thi công là đủ (?).

Dư luận cũng thắc mắc khi chủ đầu tư dự án kéo điện lưới đã chia nhỏ phần khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư với giá trị thực hiện 6,5 tỷ đồng thành 3 gói thầu để chỉ định cho 2 nhà thầu đảm trách. Các nhà thầu có năng lực đã rất bất bình khi không được tham gia dự án bằng đấu thầu một cách công khai minh bạch.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã làm tốt chức năng của mình ?

Hiện nay có rất nhiều thể loại báo cáo đánh giá tác động môi trường với chất lượng kém, chỉ số không thực tế va nhiều khi vô lý vẫn được phê duyệt 1 cách đều đều. Lỗi do ai , do doanh nghiệp kém ý thức không quan tâm đến tương lai và thế hệ con chau hay chỉ vì lợi nhuận, do các cơ quan chức năng vô trách nhiệm chỉ cần đút chút tiền là được thông qua mà không gặp trở ngại nào.

Động đất xảy ra liên tiếp quanh thủy điện Sông Tranh 2, nhất là trận có cường độ 4,6 độ richter tối 22.10.2012, đã gây hoang mang lo sợ cho dân cư và chính quyền địa phương cũng như cho cả nước.

Dư luận ồn ào về chất lượng báo cáo ĐTM của chủ đầu tư (EVN) vì đã “sao chép cẩu thả” nội dung đánh giá động đất kích thích từ các báo cáo học thuật của những người khác. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phải chịu trách nhiệm khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường này.

Bộ đã phải giải thích. Theo ông Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường: 1) Việc báo cáo đánh giá tác động môi trường của EVN khẳng định “công trình thủy điện Sông Tranh 2 không gây ra động đất kích thích” là trách nhiệm của EVN (lỗi của chủ đầu tư); 2) Quy định của khoản 3 và khoản 4, Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành luật không có quy định “cụ thể” về báo cáo phải có nội dung đánh giá khả năng xảy ra động đất kích thích. Vì thế, việc đánh giá khả năng xảy ra động đất kích thích không phải là nhiệm vụ của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bộ không có lỗi và EVN cũng chỉ có sơ sót. Hãy xem nguyên văn khoản 3 của Điều 20 mà ông cục trưởng viện đến: “Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra”. Không thể vin vào cớ không có quy định “cụ thể” để lẩn trách nhiệm!

Rồi dư luận lại hết sức ngạc nhiên về báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Báo cáo thứ nhất mà chủ đầu tư- Tập đoàn Đức Long Gia Lai- thuê Viện Quy hoạch thủy lợi thực hiện cũng bị phát hiện là đã “sao chép cẩu thả” từ các tài liệu khác. Chủ đầu tư phải thuê đơn vị thứ hai- Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TPHCM)- làm báo cáo khác. Báo cáo mới này được cho là kỳ lạ vì “những tác động tiêu cực” được coi là nhỏ- mất 137ha rừng so với tổng diện tích 71.000ha của Vườn quốc gia Cát Tiên, được báo cáo này cho là không đáng kể (trong khi mất từ 50ha trở lên phải có quyết định của Quốc hội); nước ngập ở vườn quốc gia tạo “điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn” cho cây cối. Đúng là ngược đời.

Còn có thể nêu ra bao nhiêu thí dụ nữa về chất lượng của các báo cáo đánh giá tác động môi trường của hàng ngàn, hàng vạn dự án khác; chắc hẳn chất lượng cũng “cao” như của hai thí dụ điển hình trên. Có lý do đơn giản, rất dễ hiểu về hiện tượng này.

Có lẽ đấy chính là (Điều 18) của Luật Bảo vệ môi trường quy định các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các dự án phải lập báo cáo). Các chủ đầu tư có thể tự mình hay thuê tổ chức tư vấn lập làm báo cáo. Điều quan trọng nhất là chủ đầu tư phải bỏ tiền ra làm hay thuê tổ chức khác làm báo cáo ĐTM.

Lợi ích của chủ đầu tư là dự án của mình được chấp thuận, và chủ đầu tư có động lực mạnh mẽ để đánh giá thấp các tác động có hại về môi trường (có thể gọi đấy là ''khuyến khích ngược'').

Chủ đầu tư nào cũng vậy, dẫu là doanh nghiệp nhà nước như EVN hay doanh nghiệp tư nhân như Đức Long Gia Lai trong hai thí dụ trên. Cũng không nên trách họ, mà phải đối mặt với thực tế này và đề ra các quy định khiến cho các lợi ích và động lực ấy của chủ đầu tư không thể ảnh hưởng (hay ảnh hưởng ít nhất) đến chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường, để cho báo cáo thật sự khách quan và trung thực. Đấy là nhiệm vụ của các nhà lập pháp.

Khi lợi ích và động lực của chủ đầu tư đã thế và họ phải bỏ tiền ra tổ chức làm báo cáo đánh giá tác động môi trường, thì hỏi có tư vấn nào lại đi ngược với mong muốn của người bỏ tiền ra thuê mình. Đấy là thực tế, dẫu có hô hào sự khách quan trung thực đến đâu (dẫu có buộc họ phải “chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường”) cũng khó cưỡng lại động lực và lợi ích. Do đó, cần đối mặt và giảm bớt ảnh hưởng của nó. Đáng tiếc Luật Môi trường không chú ý đúng đến thực tế này. Tuy có việc thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 22), có sự phản hồi của những người bị ảnh hưởng và có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (Điều 23), nhưng tách được ''khuyến khích ngược'' của chủ đầu tư càng nhiều càng tốt.

Nếu tổ chức làm báo cáo đánh giá tác động môi trường hoàn toàn độc lập (nhất là về tài chính) với chủ đầu tư thì có thể tối thiểu hóa được ảnh hưởng của các ''khuyến khích ngược'' đó và nâng cao chất lượng báo cáo.

Có lẽ luật phải buộc chủ đầu tư bỏ ra một tỉ lệ nào đó (thí dụ 0,1%) của tổng dự toán đầu tư vào một quỹ chung để chi cho việc làm báo cáo đánh giá tác động môi trường và quỹ này cùng những người có thể bị tác động (hay các tổ chức đại diện của họ) đấu thầu tư vấn độc lập làm báo cáo ĐTM. Hoặc chí ít, để những người bị tác động (hay đại diện của họ) thuê tổ chức tư vấn làm một báo cáo đối chứng và cơ quan thẩm định sẽ xem xét cả hai báo cáo ĐTM. Luật phải cũng có quy định nghiêm cấm “sự tác động” của chủ đầu tư đến cơ quan thẩm định, các thành viên hội đồng thẩm định.

Nhìn nhận từ khía cạnh khuyến khích, lợi ích, từ các động lực như thế có thể giúp cơ quan lập pháp tạo ra (hay sửa đổi) các quy định luật hữu hiệu hơn nhiều.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Minh Việt - Người bạn thân thiết của các công ty Bất Động Sản

Nhiều dự án bất động sản có tình hình kinh doanh khá biến động tuy nhiên tất cả các dự án này đều thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường với sự hỗ trợ, tư vấn của công ty môi trường Minh Việt là chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, khí thải, giấy tờ môi trường.

Hơn nữa, thực hiện công tác Bảo vệ môi trường hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu trong sự phát triển đô thị, hướng tới phát triển xã hội bền vững. Phát triển bền vững, đang là hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, doanh nghiệp không tránh phải các khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện: vấn đề cân đối chi phí, các thủ tục rườm rà, thiếu thông tin môi trường, các công ty dịch vụ môi trường không chuyên, mất thời gian…

Hiểu rõ những bộn bề lo toan trong hành trình xây dựng và phát triển của các đơn vị, những khó khăn trong quá trình cân bằng giữa vấn đề kinh tế và môi trường, công ty môi trường Minh Việt co luôn có mặt và tiếp tục mong muốn chia sẻ phần nào những khó khăn đó với các dự án, hỗ trợ các bạn hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững.

Công ty Minh Việt co hân hạnh là người bạn đồng hành của rất nhiều dự án, Doanh nghiệp trên cả nước trong sứ mệnh bảo vệ môi trường thông qua các dịch vụ của công ty như: Tư vấn hồ sơ, thủ tục môi trường: ĐTM cấp Sở/ cấp Bộ, cam kết BVMT, đề án BVMT chi tiết/ đơn giản, báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ, giấy phép đấu nối, giấy phép xả thải, sổ chủ nguồn thải, báo cáo QL chất thải nguy hại, hồ sơ an toàn vệ sinh lao động, giấy phép khai thác nước ngầm; tư vấn thiết kế, thi công công trình xử lý nước thải, khí thải: thiết kế, thi công hệ thống XLNT công nghiệp, thiết kế, thi công hệ thống XLNT toà nhà, thiết kế, thi công hệ thống XLNT bệnh viện, thiết kế, thi công hệ thống XLNT sinh hoạt, thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải, khí thải; phân tích thí nghiệm chỉ tiêu môi trường: quan trắc chất lượng nước mặt, quan trắc chất lượng nước ngầm, quan trắc chất lượng không khí, khí thải.


Minh Việt co được thành lập bởi sự kết hợp của những chuyên gia có trình độ, kiến thức, tâm huyết với ngành môi trường. Với nguyên tắc hoạt động: chất lượng dịch vụ tốt, đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn như cam kết giữa các bên và đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết; nguyên tắc làm việc khách quan, thân thiện, chuyên nghiệp và bảo đảm thực hiện đúng cam kết; hong cách phục vụ và tư vấn nhiệt tình chu đáo; quy trình làm việc chuyên nghiệp và hiện đại; mức phí dịch vụ tư vấn hợp lý, phù hợp lợi ích của các bên… Minh Việt co luôn mong muốn là người bạn thân thiết của quý khách hàng trên con đường phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Tp. Hồ Chí Minh các con rạch rác nhiều hơn nước

Tp. Hồ Chí Minh các con rạch rác nhiều hơn nước

Hiện nay rất nhiều con kênh ở Tp.Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tác nhân chủ yếu ở đây là do người dân đổ rác bừa bãi, ý thức người dân chưa cao, thường xuyên đổ rác sinh hoạt dẫn đến làm ô nhiễm và tắc nghẽn kênh rạch. Điển hình như con rạch ở cuối hẻm 15, đường Võ Duy Ninh, P.22, Q.Bình Thạnh (Tp. Hồ Chí Minh)



Rác ngập rạch, người dân muốn đổ bệnh.

“Những ngày nắng nóng, mùi hôi thối từ con rạch ngập rác này khiến người dân xung quanh muốn đổ bệnh”, chị Nguyễn Thị Hồng, ngụ gần khu vực trên cho biết.
Tình trạng này diễn ra rất nhiều kênh rạch nhưng vẫn chưa có biện pháp xử phạt thích đáng, các kênh rạch ô nhiễm làm ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước và sức khỏe người dân xung quanh. Các cơ quan cần có những biện pháp xử phạt và quản lý chặt chẽ hơn, đồng thời cần nâng cao ý thức người dân để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Thủ đô Maxcova tràn ngập khí độc

Một loại khí độc lan tràn khắp thành phố khiến cho chính phủ Nga yêu cầu người dân Matxcova không ra khỏi nhà

Đến nay không có sự cố nào được báo cáo tại các nhà máy hóa chất ở thủ đô Maxtcova, trước đó vẫn chưa rõ nguồn phát tán khí độc. Theo điều tra sơ bộ thì khí này có thể là hydrogen sulphide mùi khó ngửi và độc tính cao.




Thủ đô Mátxcơva chìm trong sương mù dù nắng đã lên cao 

Tin cho biết cư dân ở khu vực trung, đông và đông nam thành phố đã ngửi thấy mùi khí này. Nó cũng được phát hiện ở khu vực mua sắm chính của thủ đô và xung quanh tòa nhà Quốc hội.

Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã cảnh báo người dân ở trong nhà, cũng như đưa ra các hướng dẫn nhằm hạn chế ảnh hưởng của khí độc như uống nhiều sữa, đắp khăn ướt hoặc tạm rời khỏi thành phố...

Bộ tình trạng khẩn cấp Nga cho rằng khí độc xuất hiện sau sự cố tại nhà máy lọc dầu Gazprom Neft ở Mátxcơva, Interfax đưa tin.

Tuy nhiên, giám đốc nhà máy khẳng định không có sự cố nào và lượng hydrogen sulphide tại nhà máy không quá nhiều.

Trong khi đó, một báo cáo cho rằng khí độc phát ra từ một mạng lưới của các cơ sở xử lý nước thải đô thị.

Natalya Gorelova - một cư dân 25 tuổi sống ở tây bắc Mátxcơva, cho BBC biết cô nhận thấy sự khác thường lần đầu tiên khi trên đường đến sở làm ở tây nam thành phố vào buổi sáng.

"Tôi đã phải ngửi mùi khí độc cả ngày. Hiện tôi đang ở nhà và đóng kín các cửa, cửa sổ. Nhưng tôi đang bị nhức đầu", cô nói.

Trên các trang mạng xã hội, người dân cũng than phiền về tình trạng khí độc ở thủ đô. "Từ 11g sáng nay, đi đâu tôi cũng ngửi thấy mùi hôi", một người viết trên Twitter.

"Dù ở nhà, trên đường phố hay nơi làm việc. Tôi cứ nghĩ mình đã bị bệnh và bị ảo giác".

Trên Facebook, một người tên Natalia Kim viết: "Nhức đầu, cảm giác bị bệnh, chảy nước mắt".

Truyền thông Nga dẫn lời các chuyên gia thời tiết nói tình hình càng tồi tệ hơn do điều kiện thời tiết ở Mátxcơva "không có lợi cho sự phát tán nhanh chóng các chất ô nhiễm trong không khí".

Theo các chuyên gia, việc tiếp xúc với hydrogen sulphide dù chỉ với nồng độ thấp cũng có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.

Tuy nhiên Interfax cho biết đến tối 10-11 (theo giờ địa phương), không có trường hợp tử vong hoặc ngộ độc hàng loạt nào được báo cáo do ảnh hưởng của khí độc.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng thực tế vẫn không đúng ?

Cố vấn đặc biệt của hãng tin tức SSN (New York, Mỹ) đã nêu ra ý kiến của mình để lý giải cho sự yếu kém của qui trình thực hiện đánh giá tác động môi trường ở các nước đang phát triển khu vực châu Á.

Tham nhũng và quản lý yếu kém

Một trong những thách thức lớn đối với quy trình thực thi báo cáo đánh giá tác động môi trường chính là tham nhũng và quản lý yếu kém. Cũng chính vì thế mà việc thực hiện ĐTM ở Thái Lan thường bị chỉ trích là không hợp pháp và thiếu trung thực, thậm chí rất hiếm khi tham vấn ý kiến cộng đồng, dẫn đến các khuyến nghị, đề xuất hay bị lờ đi, trừ trường hợp có khiếu nại. Điều này cũng có thể quan sát được ở Nigeria.

Không chỉ với các doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, KwaZulu-Natal Wildlife – một tổ chức bảo tồn động vật hoang dã uy tín tầm cỡ quốc tế ở Nam Phi – cũng bị nêu danh khi nói tới bê bối tham nhũng liên quan tới các tổ chức phi chính phủ vì bị coi là dính líu tới tham nhũng khi cản trở quy trình ĐTM bằng cách không tuân thủ khung thời gian phản hồi.

Còn rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường bị mua chuộc và thường được dùng để “xoa dịu các cơ quan chính phủ, cộng đồng, khiến họ lầm tưởng rằng mọi thứ đều ổn nhưng thực ra, các tác động nghiêm trọng lên môi trường vẫn đang tiềm ẩn bên trong”.

Nhìn tổng thể thì các nước đang phát triển là nơi còn nhiều yếu kém trong quản lý và thiếu ưu tiên vấn đề tác động môi trường trong các chính sách quốc gia. Nói như tác giả Svetlana Wibourne trong báo cáo Corruption and the Environment (Tham nhũng và Môi trường), thì lãnh đạo các nước đang phát triển “sẵn sàng hy sinh bầu không khí và nguồn nước sạch, đa dạng sinh học và những cánh rừng, trừ phi chúng có thể biến thành lợi ích kinh tế, hỗ trợ các chương trình nghị sự chính trị ngắn hạn cũng như có các lợi ích kinh tế trung hạn” mà không ý thức được rằng việc làm này sẽ châm ngòi cho tham nhũng và gây ra những hậu quả môi trường không ngờ tới trong tương lai.

Chất lượng các báo cáo ĐTM còn thấp

Lý do thứ hai giải thích sự yếu kém của quy trình báo cáo đánh giá tác động môi trường là chất lượng báo cáo thấp và thiếu nhất quán.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án trồng mía đường ở đồng bằng Tana (Kenya) là một ví dụ. Báo cáo dài tới 412 trang, sử dụng ngôn ngữ khoa học – kỹ thuật khoa trương với nhiều phương trình hóa học và biểu đồ kinh tế phức tạp, đến các thuật ngữ về loài cũng bằng tiếng Latin. Kiểu báo cáo này thực sự vượt ra khỏi tầm hiểu biết của nhiều lãnh đạo và quan chức địa phương.

Có không ít nguyên nhân lý giải vì sao chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường thường thấp nhưng một nguyên nhân quan trọng cần nhắc tới là lượng thông tin và dữ liệu về môi trường mà nhiều báo cáo chuẩn bị quá sơ sài. Bởi “nhu cầu về số lượng báo cáo ĐTM ngày càng nhiều trong khi nguồn dữ liệu cơ sở lại vô cùng ít ỏi đã dẫn tới việc hàng loạt báo cáo ĐTM có chất lượng thấp và ít giá trị” – Ngân hàng Thế giới (WB) nhìn nhận.

Cũng theo Ngân hàng này thì các báo cáo đánh giá tác động môi trường yếu kém chính là sản phẩm của những cán bộ có năng lực và thông tin về môi trường hạn chế.

Cơ chế giám sát lỏng lẻo

Muốn tạo ra các ĐTM hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược thì phải có cơ chế giám sát phù hợp. Việc bỏ qua bước này hiện đang là một trong những điểm yếu của quy trình ĐTM.

Thông thường, bản ĐTM mà các cơ quan chính phủ phê duyệt được mặc định đã gồm cả một kế hoạch quản lý môi trường phục vụ hoạt động giám sát. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như phân bổ kinh phí không đều, thiếu cán bộ thực thi giám sát của chính phủ, thiếu nguồn thông tin – dữ liệu chất lượng, thiếu cam kết từ phía chính phủ về việc triển khai các hoạt động giám sát cùng những ưu tiên mang tính cạnh tranh khác nên các kế hoạch quản lý báo cáo đánh giá tác động môi trường về sau hầu như không được thực hiện.

Để đạt được tín nhiệm, hoạt động giám sát cần đưa vào quy định bắt buộc – bà Clare Harmer nhấn mạnh trong một báo cáo nghiên cứu năm 2005 – vì đây là hoạt động cần thiết giúp xác định đầu ra của ĐTM. Chưa kể từ đây, các bên liên quan có thể rút ra nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý giá cho những dự án sau. Có như vậy, quy trình báo cáo đánh giá tác động môi trường mới không còn mang tính hình thức.


Quy trình báo cáo đánh giá tác động môi trường hiện đa phần vẫn mang tính hình thức (Ảnh minh họa: EOI)

Năng lực hạn chế

Yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ làm báo cáo đánh giá tác động môi trường đang được đặt ra cấp thiết ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Phi. Nếu có điều kiện, cần khuyến khích các chuyên gia ĐTM cấp quốc gia và khu vực phối hợp làm ĐTM với những người có nhiều kinh nghiệm hơn ở trong hoặc ngoài khu vực.

Mặt khác cũng cần chú trọng xây dựng năng lực cho cơ quan quản lý phê duyệt ĐTM của một số nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những nước này không đủ khả năng xem xét các báo cáo ĐTM dẫn đến tình trạng tồn đọng nghiêm trọng. Thống kê của WB cho biết, năm 2007, El Salvador bị tồn tới 2.500 báo cáo đánh giá tác động môi trường khiến quy trình ĐTM bị tắc nghẽn.

Để tránh rơi vào tình trạng này, các tổ chức không đủ năng lực nên đầu tư mời các chuyên gia tư vấn độc lập thẩm định ĐTM đi đôi với việc nâng cao trình độ nhân lực.

Cuối cùng, việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường chắc chắn sẽ tốn kém cả về tiền bạc và thời gian. Tuy nhiên, quá trình này chắc chắn phải được thực hiện một cách nghiêm túc và không được thỏa hiệp. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Quốc tế về đánh giá tác động/Viện Đánh giá tác động môi trường (IAIA/IEA 1999) thì để có quy trình thực hiện ĐTM tốt, các chính phủ và các bên liên quan cần xây dựng các hình mẫu thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đảm bảo tính thực tế, chi phí rẻ, có trọng tâm, có sự tham gia của các bên liên quan, thu hút liên ngành và minh bạch.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Xử phạt hành chính đối với công ty gỗ gây ô nhiễm môi trường

Công ty CP kỹ nghệ gỗ MDF Long Việt vừa bị chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông xử phạt hành chính vì gây ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
 Công ty MDF Long Việt bị phạt 150 triệu đồng vì chưa xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải theo cam kết trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được bộ tài nguyên môi trường phê duyệt

Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cũng yêu cầu Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ MDF Long Việt thực hiện khẩn trương một số biện pháp như: lấp các điểm xả thải nước thải ra hàng rào, trừ điểm thoát nước mưa; không thải chất thải vượt quy chuẩn môi trường ra nguồn tiếp nhận và và có trách nhiệm khắc phục các tác động đến môi trường do chất thải của công ty phát sinh; xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, khí thải theo như công ty đã cam kết; trong thời gian xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn, công ty phải có giải pháp quản lý và xử lý nước thải phù hợp để đảm bảo tuyệt đối các hồ hồ lưu trữ nước không được chảy tràn ra ngoài môi trường tiếp nhận...

Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cũng giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng tỉnh và chính quyền huyện Đắk Song tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường của Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ MDF Long Việt.

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân ở xã Thuận Hạnh - huyện Đắk Song (Đắk Nông) nơi đặt nhà máy sản xuất gỗ của Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ MDF Long Việt đã gửi đơn khiếu kiện nhiều nơi về tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của hệ thống xử lý chất thải của nhà máy nhưng vẫn không được giải quyết.

Theo phản ánh, nhà của người dân bị bụi bám dày, mặt đất màu đỏ biến thành màu trắng do bụi của nhà máy thải ra; cây trồng như cà phê, rau màu nhiễm bụi nên giảm năng suất. Do ảnh hưởng của bụi, nhiều người dân bị mắc bệnh về đường hô hấp.

Ngoài ra, nhà máy còn xả nước thải không qua xử lý ra môi trường và khu dân cư; nước chảy tràn ra đường, xuống suối ao hồ, vào nhà dân. Nhưng đã hơn 4 năm, tình trạng ô nhiễm do nhà máy này gây ra vẫn không giảm, bụi và nước thải không qua xử lý ngày càng nhiều hơn.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Mở rộng Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây với tổng số vốn đầu tư hơn 310 tỷ đồng


Mở rộng Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây với tổng số vốn đầu tư hơn 310 tỷ đồng

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định bổ sung các hạng mục đầu tư xây dựng để mở rộng hệ thống thu gom nước thải giai đoạn hai nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực xung quanh hồ đồng thời đảm bảo sức khỏe của người dân. điều này góp phần đáp ứng công suất cho Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây theo hình thức hợp đồng BT


Ảnh minh họa. (Nguồn: An Hiếu/TTXVN)


Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Môi trường SFC Việt Nam liên doanh làm chủ đầu tư.Với tổng kinh phí đầu tư các hạng mục bổ sung khoảng hơn 312 tỷ đồng, dự án sẽ xây dựng các tuyến cống, trạm bơm thu gom nước thải từ các lưu vực thuộc phạm vi thu gom nước thải của Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây theo quy hoạch (không bao gồm hệ thống thu gom nước thải do Ban quản lý dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây thực hiện); lưu vực bổ sung là khu vực phía Tây Nam và một phần phía Nam thuộc lưu vực Hồ Tây (có diện tích khoảng 154,5ha) và nước thải từ một số cống thoát nước liên quan. Thời gian thực hiện dự án từ quý 1/2015 đến quý 3/2015.

Thành phố yêu cầu chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chuẩn xác (khối lượng và kinh phí) và tính hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu trình bày trong hồ sơ dự án; tổ chức quản lý, thực hiện dự án theo đúng các quy định của Nhà nước và Ủy ban Nhân dân thành phố về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đầu tư theo hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT); bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình. Theo đó, quỹ đất bổ sung để tạo nguồn vốn thanh toán là quỹ đất 20% tại lô đất I.A.23 có diện tích 42.187m2 thuộc quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn hai.

Để đảm bảo thủ tục phù hợp theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch khác có liên quan đối với lưu vực thu gom nước thải của Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây, sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương thực hiện các thủ tục theo đúng quy định, dưới sự chỉ đạo của thành phố.

Kênh Tân Hóa ô nhiễm nhất Hà Nội sắp được cải tạo

Mới đây thành phố Hà Nội đã ra một quyết định khiến cho người dân thực sự vui mừng đó là quyết tâm cải tạo Kênh Tân Hóa - Lò Gốm, mùi hôi của nước thải, rác thải nồng nặc khi xưa sẽ chỉ còn là dĩ vãng.




Dự án số 4 cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm thực hiện từ năm 2010, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào ngày 5/4. Con kênh dài khoảng 7 km gồm phần cống hộp (đã hoàn thành) và phần kênh hở đi qua 3 quận gồm 6, 11 và Tân Phú.





Công trình đầy ý nghĩa này có mức đầu tư hơn 5000 tỉ đồng do Ban nâng cấp đo thị Sài Gòn làm chủ đầu tư. Những hàng lang kênh đã được trồng đầy hoa. Mục tiêu là cải thiện hoàn toàn con kênh hôi thối, đầy rác và ngập nước này trở nên sạch đẹp, khang trang.





Với hành lang rộng, nhiều người dân sống dọc 2 bên kênh bắt đầu ra dạo mát, tập thể dục. "Lúc trước tôi phải trốn trong nhà vì mùi hôi thối lúc nào cũng xộc lên mũi, giờ thì đã có thể ra đây tập thể dục", bà Huệ, một người dân ở quận 6, nói.





Theo người dân, hiện mùi hôi từ dòng kênh vẫn còn, nhưng rác đã được dọn sạch, nước trong hơn, môi trường sống được cải thiện đáng kể.





Con đường dọc 2 bên kênh rộng khoảng 8 mét nhiều đoạn đã hoàn thành.





Các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại.





Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành, bàn giao công trình đúng thời hạn.





Dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm hoàn thành trong tháng 4 năm nay là công trình tiêu biểu của TP HCMchào mừng 40 năm thống nhất đất nước.